Van bi điều khiển điện On/Off hay còn gọi là Van bi điện On/Off đây là dòng van bi cơ kết hợp với bộ điều khiển điện dạng On/Off chỉ có chức năng đóng/mở dòng lưu chất qua van. Bộ điều khiển điện dạng On/Off nhận nguồn điện áp từ 24V – 220V – 380V điều khiển bi van của Van bi xoay góc 0 độ hoặc 90 độ ngăn chặn hoặc cho phép dòng lưu chất qua van.
I. Hình ảnh Van bi điều khiển điện On/Off
>>> Xem thêm sản phẩm Van bi điều khiển điện tuyến tính.
II. Thông số kỹ thuật Van bi điều khiển điện On/Off.
– Kích cỡ: DN15, DN20, DN25, DN32, DN40, DN50, DN65, DN80, DN100, DN125, DN150, DN200.
– Vật liệu sản xuất: Thân van inox 304, inox 316, nhựa UPVC, CPVC. Gioăng làm kín cao su EPDM.
– Kết nối hệ thống: Lắp bích, lắp ren, rắc co.
– Tiêu chuẩn kết nối: JIS, BS, DIN, ANSI.
– Môi trường sử dụng: Nước, dầu, khí, hoá chất.
– Nhiệt độ sử dụng: Max 150 độ C.
– Áp lực làm việc: PN10 – PN25 hay 10bar – 25bar.
– Bộ phận vận hành: Động cơ điện.
– Dạng điều khiển: On/Off.
– Điện áp 24V – 220V – 380V.
– Nguồn gốc xuất xứ: Haitima – Đài Loan; Kosaplus – Hàn Quốc.
– Bảo hành 12 tháng, CO, CQ.
III. Cấu tạo Van bi điều khiển điện On/Off.
- Van bi điều khiển điện cấu tạo gồm 2 phần: Van bi cơ và bộ điều khiển điện. Bộ điều khiển điện của van được kết nối với trục van để vận hành van đóng mở.
1. Phần mô tơ điện của van bi.
- Phần mô tơ điện được sử dụng xuất xứ từ các hãng khác nhau như: Kosaplus – Hàn Quốc, Haitima – Đài Loan được sản xuất theo các model khác nhau phù hợp để vận hành van bi có kích cỡ khác nhau từ DN15 – DN200. Bộ điều khiển điện cấu tạo bao gồm các bộ phận chính:
– Thân bộ điều khiển điện: Sản xuất bằng hợp kim nhôm, bên ngoài được sơn tĩnh điện.
– Công tắc hành trình: Có tác dụng tự động đóng ngắt khi van hoạt động hết hành trình đóng mở.
– Bảng mạch điện: Đây là bộ phận tiếp nhận nguồn điện để vận hành van.
– Bánh răng chuyền cấp: Có chức năng chuyền chuyển động quay từ mô tơ điện xuống trục van để vận hành van.
– Cuộn Coil: Chuyển hoá điện năng thành cơ năng để quay trục van.
– Bộ phận tăng lực: Để đảm bảo an toàn cho hệ thống và tiết kiệm điện năng thì trong mỗi động cơ điện đều có bộ phận tăng lực, trợ lực. Thiết bị này bao gồm các bánh răng xếp gần nhau để giảm thiểu tối đa lực vận hành.
– Tay quay: Tay quay hoặc lục giác được trang bị vào bộ điều khiển điện đề phòng sự cố mất điện xảy ra ta vẫn vận hành được van.
2. Phần van bi cơ của van bi điều khiển điện.
- Đây là thiết bị được kết nối với hệ thống đường ống. Van bi cơ có thể được kết nối bằng phương pháp lắp ren, lắp bích, rắc co và được sản xuất bằng các vật liệu khác nhau như: inox 304, nhựa PVC, UPVC.
- Van bi cơ cấu tạo gồm các bộ phận chính sau: Thân van, bi van, trục van, gioăng làm kín…Mỗi bộ phận đầu được sản xuất từ vật liệu khác nhau nhưng đáp ứng nhu cầu sử dụng van phù hợp với nhiều hệ thống khác nhau.
IV. Nguyên lý hoạt động Van bi điều khiển điện dạng On/Off.
– Khi ta cấp điện cho động cơ điện với điện áp 24V hoặc 220V, 380V thì mô tơ điện sẽ hoạt động và sinh ra cơ năng tạo ra mô men xoắn làm quay trục của van bi. Khi hết một hành trình trục van thì van sẽ chuyển từ trạng thái mở sang trạng thái đóng và ngược lại từ trạng thái đóng sang trạng thái mở .
– Trong bộ điều khiển điện sẽ có công tắc giới hạn hành trình giúp cho trục quay chỉ quay một góc cố định 0 độ hoặc 90 độ. Khi trục quay 1 góc 90 độ tức là hết một hành trình thì dòng điện sẽ tự ngắt do công tắc hành trình tác động. Như vậy khi van bi hết một hành trình đóng, mở thì động cơ sẽ không hoạt động làm tăng tuổi thọ cho động cơ.
V. Hình ảnh Van bi điều khiển điện tại kho hàng.
-
Liên hệ mua sản phẩm Van bi điều khiển điện tại:
– CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SL VIỆT NAM
– Địa chỉ: Số 144 Trần Vỹ – Phường Mai Dịch – Quận Cầu Giấy – Thành Phố Hà Nội.
– Điện thoại: 0916 598 678 ( Zalo). Email: slvietnam0607@gmail.com
- Website: https://slvietnam.vn và http://vanbichpgukien.com
*** Rất mong được hợp tác lâu dài cùng quý khách hàng! ***
Huy –
OK
Hùng –
Good
Linh –
Hài lòng