I. Van bướm điều khiển khí nén là gì?
– Van bướm điều khiển khí nén là dòng van được đóng mở bởi áp lực khí nén có tên gọi tiếng anh là Pneumatic Butterfly Valve, van được dùng trong hệ thống đường ống nhà máy, xí nghiệp, hệ thống nước …
– Van bướm tác động bằng khí nén có cấu tạo 2 bộ phận chính: Thân van bướm và bộ phận truyền động khí nén.
- Thân van bướm được sản xuất bằng các chất liệu khác nhau như gang, inox, nhựa và kết nối với hệ thống bằng nhiều phương pháp như: Lắp bích, ép bích. Bộ tác động khí nén được sản xuất theo nhiều model sản phẩm khác nhau. Tuỳ theo kích cỡ van bướm mà ta lựa chọn bộ điều khiển khí nén phù hợp để vận hành van.
>>> Xem thêm sản phẩm Van bi điều khiển khí nén và các dòng Van điều khiển khí nén khác
II. Thông số kỹ thuật của van bướm điều khiển khí nén
– Chất liệu thân van: Thân gang,inox, nhựa… cánh inox hoặc cánh gang
– Kết nối: Ép bích 2 đầu, lắp bích
– Tiêu chuẩn kết nối: JIS 10K – 16K, BS PN10- PN16, ANSI, DIN
– Kích cỡ van: DN40, DN50, DN65, DN80, DN100, DN125, DN150, DN200, DN250, DN300, DN350, DN400, DN450, DN500,…
– Áp lực làm việc: 10bar, 16bar (kg/cm2)
– Nhiệt độ làm việc: max 80độ, 120độ
– Áp lực đóng mở khí nén: 3-8bar
– Kiểu đóng mở: on/off hoặc tuyến tính (tín hiệu 4~20mA)
– Nguồn gốc xuất xứ: Kosaplus – Hàn Quốc, Haitima – Đài Loan, Malaysia
– Bảo hành 12 tháng, đầy đủ chứng chỉ CO-CQ..
III. Cấu tạo của van bướm điều khiển khí nén
– Van bướm điều khiển khí nén gồm các bộ phận: Van bướm cơ, bộ tác động khí nén.
1. Van bướm cơ
- Van bướm cơ là phần kết nối với hệ thống đường ống, chịu áp lực, nhiệt độ, tính chất lý hoá của dòng lưu chất qua van. Tuỳ thuộc vào tính chất hoá học, áp lực dòng lưu chất mà ta lựa chọn van bướm cơ phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất.
– Thân van: Được chế tạo từ gang, inox, nhựa. Trên thân van bướm được thiết kế khác nhau như dạng tai bích hay mặt bích gắn với thân van cho phép van kết nối với hệ thống theo các cách khác nhau như Wafer, lắp bích…
– Đĩa van: Được sản xuất bằng inox, đĩa van là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với lưu chất, chịu hoàn toàn áp lực và tính chất hoá lý dòng lưu chất.
– Trục van: Được chế tạo bằng inox, đây là bộ phận kết nối đĩa van và bộ phận điều khiển của van.
– Gioăng làm kín: Được làm bằng cao su EDPM, TEFLON có chức năng giúp van kín khít hoàn toàn khi đóng.
2. Bộ điều khiển khí nén.
– Bộ điều khiển khí nén được chế tạo từ hợp kim nhôm và được sơn tĩnh điện bên ngoài. Bộ phận điều khiển khí nén bao gồm các bộ phận như: Trục vít, bánh răng, pit tong, xy lanh… Có 2 loại tác động khí nén là tác động đơn và tác động kép.
a. Bộ điều khiển tác động đơn.
- Bộ điều khiển khí nén tác động đơn hoạt động trên cơ chế chỉ dùng áp suất khí nén trong chu trình mở và lực nén của lò xo sẽ thực hiện chu trình đóng.
– Khi cấp khí nén vào buồng trong của bộ điều khiển khí nén dưới tác động của khí nén sản sinh ra lực đẩy pi tong về 2 bên. Các bánh răng sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ và truyền chuyển động xuống trục van khiến van mở.
– Khi ngắt nguồn khí nén thì lực đàn hồi của lò xo sẽ đẩy pit tong vào trong như trạng thái ban đầu. Pit tong bị đẩy vào sẽ làm các bánh răng quay theo chiều kim đồng hồ và truyền lực xuống trục van khiến van đóng.
b. Bộ điều khiển tác động kép
- Bộ điều khiển khí nén hoạt động ở cả chu trình đóng và mở van đều phải cấp khí nén. Hoạt động phân chia khí nén vào 2 buồng khí được điều khiển bởi van điện từ khí nén.
– Khi khí nén được cấp vào buồng trong sản sinh ra lực đẩy làm pit tong chuyển động sang 2 bên. Các bánh răng khi này sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ truyền lực xuống trục van làm van mở.
– Khi khí nén được cấp vào buồng ngoài sản sinh ra lực đẩy làm pit tong chuyển động từ ngoài vào trong. Các bánh răng sẽ quay theo chiều kim đồng hồ truyền lực xuống trục van làm van đóng.
IV. Ưu điểm, nhược điểm và van bướm điều khiển khí nén.
1. Ưu điểm van bướm khí nén.
– Van bướm được chế tạo đơn giản, gọn nhẹ với nhiều chất liệu và kiểu kết nối với hệ thống nên ta dễ dàng lựa chọn từng loại van bướm để phù hợp với yêu cầu từng hệ thống.
– Van bướm điều khiển khí nén đóng mở nhanh.
– Kết nối với hệ thống đa dạng như: Wafer, lug, lắp bích.
– Khi van mở hoàn toàn lực cản dòng lưu chất qua van rất bé nên không ảnh hưởng tới áp lực và lưu lượng dòng lưu chất qua van.
2. Nhược điểm van bướm tác động khí nén.
– Van hoạt động được cần phải có hệ thống nén khí để cung cấp khí nén cho bộ điều khiển.
– Van bướm không sử dụng được cho những hệ thống có áp lực cao.
V. Hình ảnh van bướm điều khiển khí nén tại kho hàng.
-
Liên hệ mua van bướm điều khiển khí nén tại:
– CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SL VIỆT NAM
– Địa chỉ: Số 144 Trần Vỹ – Phường Mai Dịch – Quận Cầu Giấy – Thành Phố Hà Nội.
– Điện thoại: 0916 598 678 ( Zalo). Email: slvietnam0607@gmail.com.
– Website: https://slvietnam.vn và http://vanbichphukien.com
*** Rất mong được hợp tác lâu dài cùng quý khách hàng! ***
Luân –
Rất tốt
Hằng –
San phẩm tốt
Huy –
Good
Hùng –
Hài lòng
Dũng –
Uy tín